Khi trồng răng sứ, ai cũng mong muốn duy trì một hàm răng trắng đẹp và thời gian sử dụng bền lâu. Thông thường, tuổi thọ của răng sứ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: dòng răng sứ được lựa chọn, tay nghề của bác sĩ, cách chăm sóc răng sứ và các ảnh hưởng bên ngoài.
Trước khi gắn sứ, bác sĩ luôn phải mài đi một phần răng thật để tạo trụ răng. Sau đó mới tiến hành bọc mão răng sứ bên ngoài.
Đồng thời, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cầu răng sứ cũng như răng thật phải chịu các tác động ngoại lực, lực ăn nhai và những yếu tố khác trong môi trường răng miệng. Tất cả những tác nhân này tác động theo thời gian, khiến răng sứ dễ bị hư tổn. Đây là điều kiện để vi khuẩn tấn công và gây nên các bệnh lý về răng miệng. Đặc biệt là các bệnh viêm nướu, viêm nha chu.
Bác sĩ thực hiện bọc sứ không đúng cách hay kỹ thuật viên chế tác răng sứ không chính xác cũng là nguyên nhân tác động đến độ bền của răng sứ. Khi răng sứ phục hình không tương thích với cùi răng thật, sai khớp cắn thì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dễ bị hư hỏng nhanh hơn.
Ngoài ra, việc chăm sóc răng sứ sai cách cũng có thể làm suy giảm tuổi thọ của răng sứ. Răng sau khi bọc sứ không nên ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ dai, cứng. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhẹ nhàng và đúng cách.
Răng sứ bị hư hại là điều mà không ai mong muốn, nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp răng sứ bị hư do các nguyên nhân như: tay nghề bác sĩ kém lắp sứ không đúng kỹ thuật, chế tác răng không đúng kích cỡ, phôi sứ kém chất lượng,… Nếu gặp một trong các biến chứng sau, bạn cần đến ngay nha khoa để các Bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết cụ thể.
Một trong những trường hợp bọc răng sứ bị hư chính là răng sứ bị tụt lợi (hở nướu). Đã có rất nhiều bệnh nhân đến nha khoa Việt Hàn 04 trong tình trạng răng bị tụt lợi và hở nướu nặng. Đây là hiện tượng răng sứ bị tụt xuống dưới, thường xảy ra với hàm trên, tạo nên một kẽ hở giữa nướu và răng gây mất thẩm mỹ. Đôi khi bạn có thể còn nhìn thấy cả cùi răng thật bên trong.
Đây là tình trạng trên bề mặt răng sứ xuất hiện những vết nứt hoặc bị mẻ một phần nào đó. Nguyên nhân chủ yếu khiến răng sứ bị nứt là do thường xuyên chịu lực tác động lớn lên bề mặt sứ, dẫn tới tổn thương. Các vết nứt sẽ ngày càng lớn nếu không được xử lý kịp thời. Từ đó làm gãy vỡ răng sứ, gây đau đớn và hư tổn cả răng thật bên trong.
Trong quá trình bọc răng sứ, nếu bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ tạo ra kẽ hở giữa răng thật và mão răng sứ. Đây là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn sâu răng. Vi khuẩn tấn công và phá hoại răng thật từ bên trong, gây viêm nhiễm. Nặng hơn nữa là tình trạng nhiễm trùng chân răng, hoại tử tủy.
Khi gặp bất cứ tổn thương nào về răng sứ, bạn cần liên hệ ngay với nha khoa đã điều trị cho bạn, để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong một vài trường hợp bác sĩ điều trị của bạn có những dấu hiệu lảng tránh, không quan tâm hoặc thiếu kỹ năng chuyên môn, thì nên lựa chọn những nha khoa uy tín khác để thăm khám, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn.
Răng sứ một khi đã bị hư hỏng thị việc trám hay hàn gắn lại là không được và không có hiệu quả. Chỉ trong trường hợp bạn vừa thực hiện bọc răng sứ, do lỗi của vật liệu dán khiến răng sứ bị rơi ra ngoài, nếu răng còn nguyên vẹn thì bác sĩ sẽ vệ sinh và gắn lại một lần nữa.
Còn lại các trường hợp khác, khi răng sứ bị hư hỏng đều phải làm lại răng sứ mới để thay thế. Nếu răng thật bị tổn thương nặng, thì không thể bọc răng sứ lại và phải tìm phương pháp phục hình khác thích hợp.
Về chế độ ăn uống
Về chế độ chăm sóc răng miệng