Hàm tháo lắp trên Implant là phương án phục hình mất răng cải tiến, với sự kết hợp giữa hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant.
Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ phải gắn cố định ít nhất là 2 trụ Implant vào xương hàm, giúp tạo điểm tựa cho hàm tháo lắp bên trên. Cả 2 sẽ được liên kết với nhau thông qua các khóa cài.
Hàm giả tháo lắp trên Implant sẽ có 2 loại chính: loại hàm liên kết bằng thanh nối hoặc bằng bi.
Liên kết bằng thanh bar
Liên kết bằng bi nối
Hàm cố định trên Implant còn được biết đến là phương pháp phục hình ALL ON 4/ALL ON 6, là kỹ thuật đặt 4 hoặc 6 implant lên xương hàm của bệnh nhân mất răng, trên đó, sẽ phục hình hàm giả cố định bắt vít.
Sau khi trụ Implant đã tích hợp hoàn toàn vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành lắp mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ sẽ được đảm bảo một cách tối ưu.
Thực tế, có rất nhiều phương pháp khác nhau để phục hình răng bị mất như: đeo hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ,… Tuy nhiên, những phương pháp này đều không thể tránh khỏi tình trạng tiêu xương hàm. Do vậy, kỹ thuật phục hình cố định trên Implant là giải pháp an toàn và hiệu quả hiện nay, được hầu hết các bác sĩ chỉ định thực hiện.
Hàm tháo lắp |
Hàm cố định |
|
|
|
|
Cấu tạo |
– Sử dụng 2 – 4 trụ Implant cắm vào xương hàm – Phục hình 14 răng. – 1 hàm tháo lắp được liên kết với trụ Implant thông qua thanh bar hoặc bi |
– Sử dụng 4 – 6 trụ Implant cắm vào xương hàm. – Phục hình 12 – 14 răng. – 1 cầu răng sứ được gắn cố định với trụ Implant thông qua khớp nối Multi Abutment. |
Ưu điểm |
– Có tính thẩm mỹ tự nhiên hơn so với các loại tháo lắp truyền thống. – Trụ Implant đóng vai trò như chân răng thật, giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm. Đảm bảo không gây ra xô lệch khi ăn nhai. – Không phải tựa vào nướu, nên không làm đau nướu. – Trụ Implant có tuổi thọ cao. |
– Tính thẩm mỹ rất cao, giống như răng thật – Ăn nhai dễ chịu, thoải mái, không cộm cấn – Trụ Implant tích hợp cứng chắc vào xương hàm, ngăn ngừa tiêu xương, tụt nướu, mất cân đối khuôn mặt. – Phù hợp với cả những trường hợp tiêu xương nhiều. – Răng Implant tồn tại vĩnh viễn trong xương hàm. |
Nhược điểm |
– Phải thay hàm tháo lắp ở trên sau 3 – 5 năm. – Chỉ áp dụng được khi xương hàm còn cứng chắc, không bị tiêu xương nhiều. – Đòi hỏi vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng – Chi phí gần ngang bằng, nhưng lại chịu lực không chắc chắn bằng loại hàm cố định trên Implant. – Thời gian phục hình kéo dài hơn. |
– Chi phí ban đầu để trồng toàn hàm cố định Implant sẽ khá cao. |